Thêm một nhà mạng có băng tần cho 5G

20/03/2024 09:15
D

Cùng với Viettel, đến nay VNPT là nhà mạng thứ 2 đã trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần dành cho 5G.

VNPT đã đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 3700– 3800 MHz cho 5G chiều ngày 19/3/2024.

VNPT đã đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 3700– 3800 MHz cho 5G chiều ngày 19/3/2024.

Chiều ngày 19/3/2024, Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) cho 15 năm sử dụng với giá khởi điểm 1.956 tỷ đồng.

Sau 17 vòng đấu giá, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C2 (3700MHz- 3800MHz) cho mạng 5G.

VIETTEL và VNPT có băng tần cho 5G

Trong thông báo phát ra chiều tối ngày 10/3, đại diện VNPT khẳng định, việc trúng đấu giá khối băng tần C2 có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép nhà mạng có nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý nhất, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G  (Vinaphone) tốc độ cao nhất tại Việt Nam.

Cùng với dải băng tần 3.700- 3.800 MHz, VNPT cũng đang sở hữu dải băng tần 1.800 MHz. Đây sẽ là lợi thế lớn trong việc thúc đẩy mạng 5G trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển mạng 6G trong tương lai.

Băng tần 3700-3800 MHz là dải băng tần tầm trung đang được nhiều nhà mạng lớn trên thế giới tìm kiếm và sử dụng nhờ lợi thế về băng thông lớn, tốc độ mạnh, đỗ trễ thấp cùng chi phí đầu tư hiệu quả, đáp ứng được các mạng lưới 5G tiên tiến nhất hiện nay.

Thêm một nhà mạng có băng tần cho 5G - Ảnh 1

Đại diện Tập đoàn VNPT cho biết đấu giá băng tần là bước đầu theo quy định của Nhà nước về việc triển khai 5G tại Việt Nam. Sau khi trúng đấu giá băng tần 3.700- 3.800 MHz, VNPT sẽ tích cực chuẩn bị để có thể sớm triển khai thương mại hóa 5G thành công.

Để tăng cường hiệu quả triển khai 5G, VNPT sẽ triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với nhà mạng trúng băng tần 3800-3900 MHz trong lần đấu giá lại sắp tới. Việc hợp tác này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực của các nhà mạng mà còn đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất với dịch vụ 5G.

Trong thời gian qua, VNPT đã có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và bài bản chiến lược phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ số để có thể phát huy tối đa sức mạnh của 5G. Tập đoàn VNPT ưu tiên việc phát triển hạ tầng mạng 5G theo hướng nâng cao trải nghiệm của người dùng, đem đến tốc độ cao, dung lượng lớn, độ trễ thấp nhất mà vẫn tối ưu chi phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Thêm một nhà mạng có băng tần cho 5G - Ảnh 2

Như vậy, đến nay, đã có 2 khối băng tần cho 5G được tổ chức đấu giá thành công  gồm B1 (2.500- 2.600 MHz) và C2 (3700-3800 MHz).

Băng tần B1 (2.500-2.600 MHz) được quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-Advandced và các phiên bản tiếp theo (cho 4G và 5G). Băng tần 3700-3900MHz được quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-2020 (5G) và các phiên bản tiếp theo.

Tại phiên đấu giá khối “băng tần vàng” B1 (2500-2600 MHz) chiều 8/3/2024, Tập đoàn Viettel đã trúng đấu giá. Theo đại diện Viettel, băng tần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là băng tần hiệu quả để nhà mạng triển khai đồng thời cho cả mạng di động 4G và 5G, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ 4G hiện nay và chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây cũng là băng tần tối ưu được vùng phủ với bán kính gấp 1,3 lần so với băng tần band C (3500 MHz).

Việc trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để triển khai mạng di động 5G là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của thế giới, tiếp tục phát triển mạng 4G và chuyển đổi sang công nghệ 5G. Bên cạnh đó, đây còn là lộ trình để thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, hệ sinh thái dịch vụ số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.

Sẽ xem xet, quyết định đấu giá lại khối băng tần C3 vào thời điểm thích hợp

Với khối băng tần C3 (3800-3900 MHz), cuộc đấu giá ngày 14/3 đã không thành do không có đủ số lượng tối thiểu doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định.

Thông báo ngày 18/3/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công khai thông tin về cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C3 (3800-3900 MHz), cho biết sau cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C2, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, quyết định việc tổ chức đấu giá lại vào thời điểm thích hợp khối băng tần C3.

"Giá khởi điểm khối băng tần C3 sẽ được xác định phù hợp với thời điểm đấu giá", thông báo của Bộ nêu rõ.

Theo các chuyên gia, hiện, băng tần 5G trên thế giới đang được chia làm 4 nhóm gồm băng tần thấp (dưới 1.000 MHz), băng tần tầm trung 1 (1.000- 2.600 MHz) và tầm trung 2 (3.500- 7.000 MHz), cuối cùng là băng tần tầm cao (24.000- 48.000MHz).

Các dải băng tần đều có các ưu điểm, nhược điểm khác nhau đối với nhà mạng trong quá trình tổ chức đầu tư các hệ thống kỹ thuật 5G và tối ưu hóa chi phí. Thông thường chi phí tần số, chi phí đầu tư càng thấp thì nhà mạng sẽ có điều kiện cung cấp dịch vụ với mức giá hấp dẫn hơn cho khách hàng.

Theo Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), băng tần có tần số càng cao sẽ có băng thông lớn, tốc độ mạnh, độ trễ thấp và dung lượng cao hơn các băng tần thấp.

Thống kê năm 2023 của tổ chức GSA (Global mobile Supplies Association) cho thấy, số lượng thiết bị đầu cuối 5G hỗ trợ các băng tần tầm trung 2 ( từ 3.700 MHz) hiện đang tương đương số lượng thiết bị hỗ trợ băng tần trung 1 (dưới 2.600 Mhz). Việc các nhà mạng ở Việt nam triển khai 5G ở tần số 3700-3900 MHz sẽ mang lại thêm nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng về máy điện thoại/thiết bị đầu cuối.

Còn theo báo cáo năm 2023của GSMA, hiện các loại băng tần tầm trung 2 (bao gồm khoảng băng tần 3.700- 3.900 Mhz) đang có 152 nhà mạng sử dụng. Điều này cho thấy mức độ phổ biến và lợi thế của dải băng tần 3.700- 3.900 Mhz trong việc phát triển lên mạng lưới 5G thời gian tới.

Các dự báo cho thấy, đến năm 2030, 5G đem lại cho các nhà khai thác Việt Nam doanh thu 1,5 tỷ USD. Đến năm 2025, 5G có khả năng đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 7,3- 7,4%.

Đại diện một nhà mạng chia sẻ, việc trúng đấu giá băng tần 5G mới là điều kiện cần để phục vụ nhu cầu của khách hàng và người dân. Các doanh nghiệp viễn thông sẽ cạnh tranh mang lại lợi ích cho khách hàng thông qua triển khai hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ số, các ứng dụng quản lý và điều hành sản xuất cho các doanh nghiệp, dịch vụ truy cập internet không dây tốc độ cao thay thế cáp quang…

Không chỉ vậy, các nhà mạng còn cần tối ưu chi phí đầu tư, chi phí tần số để cung cấp dịch vụ mới với giá thành tốt hơn, cạnh tranh hơn.

Theo các chuyên gia, đây là thời điểm chín muồi để triển khai 5G ở Việt Nam. Chia sẻ với báo chí mới đây, đại diện một nhà mạng khẳng định năm 2024 chắc chắn sẽ triển khai làm 5G. Tuy nhiên, khó khăn trong làm 5G không phải ở việc đấu giá tần số, xây dựng, triển khai mạng lưới hay công nghệ…, mà là bài toán kinh doanh 5G.

Đọc bài gốc tại đây

Theo: VnEconomy

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Viễn thông: Nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên số

Viễn thông: Nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên số

Chủ quyền công nghệ viễn thông: khẳng định vị thế quốc gia

Chủ quyền công nghệ viễn thông: khẳng định vị thế quốc gia

“Thời xa vắng” của doanh nghiệp viễn thông di động

“Thời xa vắng” của doanh nghiệp viễn thông di động

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG PHẢI CÓ KHÁT VỌNG TRỞ THÀNH ĐẠI HỌC SỐ MỘT VỀ CÔNG NGHỆ SỐ

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG PHẢI CÓ KHÁT VỌNG TRỞ THÀNH ĐẠI HỌC SỐ MỘT VỀ CÔNG NGHỆ SỐ

Đăng ký từ 4 sim điện thoại trở nên sắp bị rà soát gắt gao hơn?

Đăng ký từ 4 sim điện thoại trở nên sắp bị rà soát gắt gao hơn?

Doanh nghiệp nào có “cửa” sáng nhất đấu giá nhận giấy phép 5G hôm nay?

Doanh nghiệp nào có “cửa” sáng nhất đấu giá nhận giấy phép 5G hôm nay?

4G vẫn chiếm đa số đến năm 2028

4G vẫn chiếm đa số đến năm 2028

Kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu Internet mới được xác lập bởi Nhật Bản

Kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu Internet mới được xác lập bởi Nhật Bản

Giải pháp EDA của Keysight giúp Tower Semiconductor tối ưu hóa thiết kế RF

Giải pháp EDA của Keysight giúp Tower Semiconductor tối ưu hóa thiết kế RF

Tắt 2G sẽ giải phóng băng tần công nghệ cũ

Tắt 2G sẽ giải phóng băng tần công nghệ cũ

Người dùng nói gì về chất lượng mạng di động nhanh nhất Việt Nam?

Người dùng nói gì về chất lượng mạng di động nhanh nhất Việt Nam?

Viettel triển khai thành công mạng lưới khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Viettel triển khai thành công mạng lưới khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Tin mới cập nhật

Facebook âm thầm bán tin nhắn người dùng cho Netflix hàng thập kỷ

Facebook âm thầm bán tin nhắn người dùng cho Netflix hàng thập kỷ

Buôn bán lỗ hổng bảo mật như một 'nền công nghiệp'

Buôn bán lỗ hổng bảo mật như một 'nền công nghiệp'

Fintech giúp nhà xuất bản, phát hành sách tiếp cận triệu người dùng

Fintech giúp nhà xuất bản, phát hành sách tiếp cận triệu người dùng

Triển khai 'Trường học số Google'

Triển khai 'Trường học số Google'

Chuyển đổi số, cấp phường ở Hà Nội quản lý 370 nhà trọ qua ứng dụng

Chuyển đổi số, cấp phường ở Hà Nội quản lý 370 nhà trọ qua ứng dụng

Cung ứng điện năm 2024: Cần sự chung tay, chia sẻ trách nhiệm

Cung ứng điện năm 2024: Cần sự chung tay, chia sẻ trách nhiệm

5 tai nghe Open Ear nổi bật mới bán

5 tai nghe Open Ear nổi bật mới bán

Cẩm nang du lịch Đền Hùng 2024

Cẩm nang du lịch Đền Hùng 2024

Hacker vượt qua xác thực hai yếu tố để chiếm tài khoản Gmail

Hacker vượt qua xác thực hai yếu tố để chiếm tài khoản Gmail

Facebook lỗi hiển thị trên diện rộng

Facebook lỗi hiển thị trên diện rộng

Nhà máy đối mặt khủng hoảng thiếu nhân lực Gen Z

Nhà máy đối mặt khủng hoảng thiếu nhân lực Gen Z

Cục An ninh mạng: Lao động nên cẩn trọng với app cho vay

Cục An ninh mạng: Lao động nên cẩn trọng với app cho vay

Tin đọc nhiều

4G vẫn chiếm đa số đến năm 2028

4G vẫn chiếm đa số đến năm 2028

Kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu Internet mới được xác lập bởi Nhật Bản

Kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu Internet mới được xác lập bởi Nhật Bản

Giải pháp EDA của Keysight giúp Tower Semiconductor tối ưu hóa thiết kế RF

Giải pháp EDA của Keysight giúp Tower Semiconductor tối ưu hóa thiết kế RF

Tắt 2G sẽ giải phóng băng tần công nghệ cũ

Tắt 2G sẽ giải phóng băng tần công nghệ cũ

Người dùng nói gì về chất lượng mạng di động nhanh nhất Việt Nam?

Người dùng nói gì về chất lượng mạng di động nhanh nhất Việt Nam?

Keysight, Synopsys và Ansys công bố luồng tham chiếu mới dành cho TSMC N4PRF

Keysight, Synopsys và Ansys công bố luồng tham chiếu mới dành cho TSMC N4PRF

Keysight ra mắt bộ tạo tín hiệu vector thế hệ mới cho các ứng dụng đa kênh băng rộng mật độ cao

Keysight ra mắt bộ tạo tín hiệu vector thế hệ mới cho các ứng dụng đa kênh băng rộng mật độ cao

Trước thềm mở bán iPhone 15, iPhone cũ giảm sốc chưa từng có

Trước thềm mở bán iPhone 15, iPhone cũ giảm sốc chưa từng có

Apple phát hành bản cập nhật phần mềm cho iPhone 12 tại Pháp sau phát hiện sóng điện từ vượt quá mức cho phép

Apple phát hành bản cập nhật phần mềm cho iPhone 12 tại Pháp sau phát hiện sóng điện từ vượt quá mức cho phép

Keysight đồng tổ chức Hội nghị OTIC toàn cầu nhằm tăng tốc Open RAN

Keysight đồng tổ chức Hội nghị OTIC toàn cầu nhằm tăng tốc Open RAN

Video xem nhiều

Video chương trình "Chuyển đổi số cùng bạn" - số tháng 03-2024: "Chuyển đổi số Đà Nẵng phát triển nguồn nhân lực số"

Video chương trình "Chuyển đổi số cùng bạn" - số tháng 03-2024: "Chuyển đổi số Đà Nẵng phát triển nguồn nhân lực số"

Đánh giá ổ cắm điện PHILIPS CHP4335WB/74: Đa năng, đa dụng, an toàn, giá rất hợp lý

Đánh giá ổ cắm điện PHILIPS CHP4335WB/74: Đa năng, đa dụng, an toàn, giá rất hợp lý