Cuộc chạy đua đấu giá tần số 5G để mở "cửa" cho kỷ nguyên mới của quốc gia
Sự kiện đấu giá tần số 5G có ý nghĩa quan trọng để phát triển tần số quốc gia, mở ra một kỷ nguyên mới cho 5G, thúc đẩy việc phát triển xã hội số, kinh tế số, Chính phủ số.
Chiều nay 8/3, tại tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện, Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz). Sẽ có 3 dải băng tần dành cho 5G được đem ra đấu giá lần này. Như vậy, nếu cuộc đấu giá thành công sẽ có 3 nhà mạng nhận được giấy phép băng tần cung cấp dịch vụ 5G.
Tham dự cuộc đấu giá có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) Lê Văn Tuấn, đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT và các doanh nghiệp tham gia đấu giá khác.
Đại diện Bộ TT&TT, Bộ Tư pháp và Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia trong buổi đấu giá quyền sử dụng tần số. (Nguồn ảnh: Báo Vietnamnet)
Trong bài phát biểu khai mạc phiên đấu giá, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã nhận định sự kiện đấu giá này là sự kiện có ý nghĩa quan trọng với ngành TT&TT, kỳ vọng mở ra một kỷ nguyên mới cho 5G, là cơ sở để phát triển hạ tầng số, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 11/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam. Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu là 100 Mbps cho mạng 5G, đến năm 2030, mạng 5G phủ sóng 99% dân số.
Năm 2024, Bộ TT&TT đã đưa ra định hướng, là năm phổ cập hạ tầng số. Hạ tầng số Việt Nam phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn.
Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Do vậy, năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G, nhằm triển khai mục tiêu nêu trên.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, đây là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn với ngành Thông tin & Truyền thông (Nguồn ảnh: Báo Vietnamnet)
Từ phía người dân: Người dân đã sớm mong muốn được trải nghiệm mạng 5G
Sau khi thử nghiệm dịch vụ 5G, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm di động của Viettel Telecom đã chia sẻ, nhu cầu sử dụng 5G của người dân là nhiều nhưng số thiết bị hỗ trợ 5G còn thấp, chỉ chiếm khoảng 17-20%. Trước thực trạng này, Viettel sẽ lựa chọn ưu tiên triển khai 5G ở những khu vực có nhu cầu cao, với tỷ lệ máy điện thoại hỗ trợ 5G cao. Bên cạnh đó là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm đổi mới sáng tạo...
Theo đại diện Viettel Telecom, sau khi trải nghiệm 5G, 100% người dùng chia sẻ mong muốn Việt Nam sẽ sớm triển khai cung cấp dịch vụ 5G rộng rãi hơn để họ được trải nghiệm công nghệ mới với tốc độ cao hơn.
Sau 3 năm thử nghiệm, doanh nghiệp hiện đã có đủ cơ sở đánh giá về chất lượng hạ tầng mạng lưới, hiệu quả, phương án kinh doanh. Do vậy, đây được xem là thời điểm chín muồi để bắt đầu câu chuyện đấu giá tần số để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 5G.
https://vietnamnet.vn/dau-gia-tan-so-5g-la-mot-dau-moc-lich-su-nganh-vien-thong-viet-nam-2257439.html
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận