Trải nghiệm Dutch & Dutch 8c: Hay nhưng dành cho ai?
Nếu các bạn là một người yêu công nghệ thì hiện nay có một xu hướng khá thú vị, giới thiệu những sản phẩm chuyên nghiệp ‘Professional’ đến với người dùng phổ thông ‘consumer’ và gọi những sản phẩm ấy là ‘Prosumer’. Như vây để đánh giá được sản Dutch & Dutch 8c thì chúng ta cần phải hiểu được đôi loa này sinh ra là dành cho những ai.
Nếu nhìn vào mức giá của sản phẩm Dutch & Dutch 8c này, 430 triệu dành cho một đôi loa bookshelf ‘không dây’. Đây có lẽ là một mức giá rất cao đối với những người chơi âm thanh Việt Nam, một mức giá gần như đã chạm vào thế giới của âm thanh Ultra High-End. Nếu các bạn thêm chân loa của cả bộ thì cũng đã hơn nửa tỷ đồng. Mà đây lại là một sản phẩm loa không dây tích hợp mạch ampli, giải mã v.v… duy nhất trong một thiết bị thì rất khó để chiều lòng các audiophile Việt Nam.
Như vậy thì rõ ràng nhất đối tượng khách hàng Dutch & Dutch 8c sẽ nằm một đâu đó ở giữa làn ranh professional và audiophile, là đối tượng khách hàng mong muốn những tính năng của người dùng chuyên nghiệp, chất âm chính xác nhưng vẫn tiện lợi để sử dụng cho cuộc sống hằng ngày.
Theo mình thì đôi loa này setup khó hơn nhiều so với những sản phẩm âm thanh truyền thống và còn phức tạp hơn nhiều nếu các bạn đi sâu hơn vào những yếu tố liên quan đến DSP kỹ thuật số, thông số tinh chỉnh chuyên sâu hơn.
Thì như video mình đã có nêu qua thì bên trong mỗi chiếc loa Dutch & Dutch 8c là mức công suất 1000 Watt với 3 đường tiếng và 4 củ loa:
- Bass: 2 củ loa woofer nhôm của Wavercor 20cm SW223BD với mạch công suất Class D Pascal S-Pro2 500 Watt và một mạch giải mã PCM4104, đảm nhận tần số từ 100Hz trở xuống.
- Mid: 1 củ loa woofer nhôm Seas H1252-08 L22RNX/P với mạch công suất Class D Pascal S-Pro2 250 Watt và mạch giải mã PCM4104, đảm nhận tần số từ 100Hz đến 1250Hz
- Treble: 1 củ loa tweeter Seas H1147-06 27TBC/G với mạch công suất Class D Pascal S-Pro2 250 Watt và mạch giải mã PCM4104, đảm nhận tần số trên 1250Hz
Bên trong sử dụng một bộ DSP Analog Devices ADAU1452, Sigma DSP vừa đảm nhận vai trò phân tần và các điều chỉnh tần số ở miền kỹ thuật số. Tuy nhiên điều mà mình vẫn chưa thích lắm khi tất cả các tín hiệu analog đầu vào sẽ phải chuyển sang miền kỹ thuật số qua một chip PCM4202 ADC.
Dutch & Dutch 8c có lẽ là một sản phẩm khá ‘fair’, khá công bằng với mức giá khoảng 400 triệu của mình, không quá rẻ cũng không quá đắt khi tính hết tất cả những linh kiện ở bên trong, không có những điều quá bất ngờ nhưng cũng không hề rẻ tiền.
Đầu tiên hãy nói về công nghệ kỹ thuật số, điểm mạnh và điểm đáng mua nhất là bộ DSP của Dutch & Dutch 8c khi có thể điều chỉnh quá nhiều những thông số kỹ thuật từ vị trí ngồi nghe cách loa bao nhiêu cm, đến vị trí cách tường và quan trọng nhất đó là điều chỉnh cả 3 dải bass, mid, treb dựa trên những thông số đo được tại vị trí người nghe.
Điều tiếp theo có lẽ là chất âm của Dutch & Dutch 8c, một chất âm được rất rất nhiều những chuyên gia, reviewer đánh giá cao. Cá nhân mình cũng có thể nhận thấy những điều trên khi nghe Dutch & Dutch 8c tuy nhiên nếu các bạn chỉ mua loa về và đặt loa lên như những chiếc bookshelf truyền thống thì chỉ đạt được đâu đó khoảng 70% chất lượng âm thanh tối ưu của đôi loa.
- Huawei, Alibaba livestream bán dịch vụ đám mây
- Đánh giá ổ cắm điện PHILIPS CHP4335WB/74: Đa năng, đa dụng, an toàn, giá rất hợp lý
Và nếu đi sâu hơn đôi chút nữa về mặt chất âm của Dutch & Duch 8c thì đây rõ ràng là một đôi loa có nguồn gốc từ những đôi loa phòng thu kiểm âm, loa studio với một màu âm khá trung tính, khả năng thể hiện tần số chính xác dù ở mức âm lượng lớn đến đâu cùng với một dải trung âm khá trung thực và thậm chí với nhiều audiophile có phần hơi khô khan.
Kết hợp sự trung thực, lớp lang, tốc độ, độ kỹ thuật và một dải trầm giàu năng lượng của Dutch & Dutch 8c thì chúng ta sẽ có một hệ thông âm thanh có khả năng tái tạo những thể loại nhạc khó như Rock, Classical, nhạc phim và các thể loại nhạc trẻ như Hip hop, Rock, EDM… cực kỳ ấn tượng trong thế giới High-End.
Nếu so sánh với những loa phòng thu thường thấy tại Việt Nam như ADAM hay Focal thì rõ ràng Dutch & Dutch 8c vượt trôi hơn hẳn những đối thủ khác nhờ độ chi tiết và kỹ thuật, độ bóc tách. Còn nếu so với đối thủ trực tiếp Genelec The One thì chắc cũng sẽ là một cặp đấu vô cùng thú vị chỉ có điều là mình không có sẵn hai mẫu loa này ở đây.
Tổng kết lại thì Dutch & Dutch 8c là một đôi loa khá thú vị, một sản phẩm có thể cạnh tranh sòng phẳng với các hệ thống High-End truyền thống với tầm giá trên 500 triệu ở một số thể loại nhạc ở những thể loại như nhạc film, classical, orchestra hay Rock, EDM, Hip-hop. Tuy nhiên để thực sự hiểu hết và tận dụng được chiếc loa này đòi hỏi cần phải có ‘Kiến Thức, Kinh Nghiệm, Trải Nghiệm’ khá nhiều ở phần kỹ thuật số DSP một điều mà có khá ít người biết đến trong cộng đồng Audiophile, nhưng sẽ được tận dụng khá tốt trong các phòng thu, recording và mastering cùng với khả năng thể hiện các dải tần số, các chi tiết vô cùng chính xác ở nhiều ngưỡng âm lượng khác nhau.
Nguồn: https://audiolab.vn/threads/trai-nghiem-dutch-dutch-8c-hay-nhung-danh-ch...
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận