WHO báo động trẻ em bị bắt nạt trên mạng

Đồng Nguyệt Minh
27/03/2024 22:01
D

Khoảng 16% trẻ em trong độ tuổi từ 11 - 15 từng bị bắt nạt trên mạng ít nhất 1 lần, cao hơn con số 13% ghi nhận 4 năm trước đó.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27-3 công bố báo cáo phản ánh tình trạng trẻ em bị bắt nạt trên mạng, trong bối cảnh Internet ngày càng phát triển, dễ tiếp cận hơn.

Các nhà nghiên cứu phối hợp văn phòng WHO ở châu Âu khảo sát hơn 279.000 trẻ em các độ tuổi 11, 13 và 15 tại 44 quốc gia và khu vực ở châu Âu, Trung Á và Canada.

Kết quả ghi nhận trong năm 2022, khoảng 16% trẻ em trong độ tuổi 11 - 15 từng bị bắt nạt trên mạng ít nhất 1 lần, cao hơn tỉ lệ 13% ghi nhận 4 năm trước đó.

Tỉ lệ bắt nạt trực tuyến cao nhất xảy ra với trẻ em trai ở Bulgaria, Litva, Moldova và Ba Lan, trong khi Tây Ban Nha là quốc gia có tỉ lệ thấp nhất.

Ở hầu hết các quốc gia và khu vực được khảo sát, bắt nạt trực tuyến đỉnh điểm ở độ tuổi 11 đối với trẻ em trai và 13 đối với trẻ em gái.

Theo báo cáo của WHO, khoảng 16% trẻ em trong độ tuổi từ 11 - 15 từng bị bắt nạt trực tuyến ít nhất 1 lần - Ảnh minh họa: GETTY IMAGES

Giám đốc WHO châu Âu, ông Hans Kluge, nhấn mạnh báo cáo này là hồi chuông cảnh tỉnh đòi hỏi phải giải quyết nạn bắt nạt và bạo lực mọi lúc, mọi nơi.

"Với việc trẻ em dành tới 6 giờ mỗi ngày để lướt mạng, ngay cả những thay đổi nhỏ về tỉ lệ bắt nạt và bạo lực cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của hàng nghìn trẻ em", ông Kluge nói.

WHO lưu ý các hình thức bạo lực đồng trang lứa trên không gian mạng trở nên đặc biệt đáng quan ngại kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, và những người trẻ tuổi ngày càng chìm trong thế giới ảo khi các lệnh phong tỏa được áp dụng.

Cần siết chặt quản lý mạng xã hội

Báo cáo cũng cho biết 1/8 thanh thiếu niên được khảo sát thừa nhận bắt nạt trực tuyến người khác, tăng 3% so với năm 2018.

Trong khi đó, số lượng thanh thiếu niên tham gia đánh nhau vẫn ở mức 10 - 14% đối với trẻ em trai và 6% đối với trẻ em gái.

Báo cáo của WHO nhận định tình trạng kinh tế - xã hội của cha mẹ không ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của trẻ em. Tuy nhiên, Canada là một ngoại lệ, nơi những thanh thiếu niên thiệt thòi về kinh tế dễ bị bắt nạt hơn.

Báo cáo kết luận cần đầu tư nhiều hơn vào việc giám sát các hình thức bạo lực đồng trang lứa ở trẻ em cũng như ưu tiên giáo dục trẻ em, gia đình và trường học về các hình thức bắt nạt trực tuyến và hệ lụy, siết chặt quản lý các nền tảng truyền thông xã hội để hạn chế tiếp xúc với bắt nạt trực tuyến.

Link bài viết: https://tuoitre.vn/who-bao-dong-tre-em-bi-bat-nat-tren-mang-202403271137...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Google hủy dữ liệu duyệt web ẩn danh để giải quyết vụ kiện 5 tỷ USD

Google hủy dữ liệu duyệt web ẩn danh để giải quyết vụ kiện 5 tỷ USD

Hà Lan sẵn sàng chi cả tỷ euro để giữ chân 'đũa thần công nghệ'

Hà Lan sẵn sàng chi cả tỷ euro để giữ chân 'đũa thần công nghệ'

'Trang trại thao túng triệu view' trong mắt người nước ngoài

'Trang trại thao túng triệu view' trong mắt người nước ngoài

Facebook và Messenger gặp sự cố trên tất cả nền tảng

Facebook và Messenger gặp sự cố trên tất cả nền tảng

Qualcomm công bố nhiều đột phá trong lĩnh vực AI và kết nối tại MWC 2024

Qualcomm công bố nhiều đột phá trong lĩnh vực AI và kết nối tại MWC 2024

Tin mới cập nhật

Facebook âm thầm bán tin nhắn người dùng cho Netflix hàng thập kỷ

Facebook âm thầm bán tin nhắn người dùng cho Netflix hàng thập kỷ

Buôn bán lỗ hổng bảo mật như một 'nền công nghiệp'

Buôn bán lỗ hổng bảo mật như một 'nền công nghiệp'

Fintech giúp nhà xuất bản, phát hành sách tiếp cận triệu người dùng

Fintech giúp nhà xuất bản, phát hành sách tiếp cận triệu người dùng

Triển khai 'Trường học số Google'

Triển khai 'Trường học số Google'

Chuyển đổi số, cấp phường ở Hà Nội quản lý 370 nhà trọ qua ứng dụng

Chuyển đổi số, cấp phường ở Hà Nội quản lý 370 nhà trọ qua ứng dụng

Cung ứng điện năm 2024: Cần sự chung tay, chia sẻ trách nhiệm

Cung ứng điện năm 2024: Cần sự chung tay, chia sẻ trách nhiệm

5 tai nghe Open Ear nổi bật mới bán

5 tai nghe Open Ear nổi bật mới bán

Cẩm nang du lịch Đền Hùng 2024

Cẩm nang du lịch Đền Hùng 2024

Hacker vượt qua xác thực hai yếu tố để chiếm tài khoản Gmail

Hacker vượt qua xác thực hai yếu tố để chiếm tài khoản Gmail

Facebook lỗi hiển thị trên diện rộng

Facebook lỗi hiển thị trên diện rộng

Nhà máy đối mặt khủng hoảng thiếu nhân lực Gen Z

Nhà máy đối mặt khủng hoảng thiếu nhân lực Gen Z

Cục An ninh mạng: Lao động nên cẩn trọng với app cho vay

Cục An ninh mạng: Lao động nên cẩn trọng với app cho vay

Tin đọc nhiều

Google hủy dữ liệu duyệt web ẩn danh để giải quyết vụ kiện 5 tỷ USD

Google hủy dữ liệu duyệt web ẩn danh để giải quyết vụ kiện 5 tỷ USD

Hà Lan sẵn sàng chi cả tỷ euro để giữ chân 'đũa thần công nghệ'

Hà Lan sẵn sàng chi cả tỷ euro để giữ chân 'đũa thần công nghệ'

'Trang trại thao túng triệu view' trong mắt người nước ngoài

'Trang trại thao túng triệu view' trong mắt người nước ngoài

Facebook và Messenger gặp sự cố trên tất cả nền tảng

Facebook và Messenger gặp sự cố trên tất cả nền tảng

Qualcomm công bố nhiều đột phá trong lĩnh vực AI và kết nối tại MWC 2024

Qualcomm công bố nhiều đột phá trong lĩnh vực AI và kết nối tại MWC 2024

Video xem nhiều

Video chương trình "Chuyển đổi số cùng bạn" - số tháng 03-2024: "Chuyển đổi số Đà Nẵng phát triển nguồn nhân lực số"

Video chương trình "Chuyển đổi số cùng bạn" - số tháng 03-2024: "Chuyển đổi số Đà Nẵng phát triển nguồn nhân lực số"

Đánh giá ổ cắm điện PHILIPS CHP4335WB/74: Đa năng, đa dụng, an toàn, giá rất hợp lý

Đánh giá ổ cắm điện PHILIPS CHP4335WB/74: Đa năng, đa dụng, an toàn, giá rất hợp lý